Giá sữa thế giới tăng 8 tuần liên tiếp

Trên sàn thương mại sữa toàn cầu, trong phiên giao dịch lần thứ 2 của tháng đầu năm 2019 (được tổ chức 2 lần/tháng) hôm 15/1/2019, chỉ số giá sữa GDT tăng đạt mức trung bình 3.057 USD/tấn, tăng 4,2% so với phiên trước đó (3/1/2019) – đây là phiên tăng thứ tư liên tiếp kể từ đầu tháng 12/2018.

Trong phiên các chủng loại sản phẩm sữa đều tăng giá so với phiên trước, theo đó sữa bột tách kem tăng nhiều nhất 10,3% đạt 2.405 USD/tấn, đứng thứ hai là Lactose tăng 7,9% đạt 1.032 USD/tấn, kế đến là bơ tăng 4,6% đạt 4.262 USD/tấn, phomat Cheddar tăng 4,2% đạt 3.504 USD/tấn và sữa bột nguyên kem t ăng 3% đạt 2.777 USD/tấn.
Duy chỉ có Rennet Casein giảm 1,4% xuống còn 5.047 USD/tấn.
Tổng cộng đã có 27.909 nghìn tấn đã được bán trong phiên.

Giá sữa trên thị trường thế giới
ĐVT: USD/tấn

Thời gian này các giao dịch tại thị trường sữa Australia thưa thớt do đúng vào lễ Giáng sinh và nhân dịp năm mới. Tại một số vùng ở Australia thời tiết mưa nhiều hứa hẹn người chăn nuôi một mùa sản xuất thuận lợi. Tuy nhiên, ở những vùng khác tình trạng hạn hán vẫn tiếp diễn buộc phải nhập khẩu cỏ khô- thức ăn cho đàn gia súc.
Sản lượng sữa của New Zealand trong tháng 10/2018 tăng 1% so với tháng 10/2017. Nửa đầu niên vụ 2018-19 tăng 4% so với cuối niên vụ từ tháng 6 – 11/2017.
Năm 2019 Fonterra đưa ra đề xuất cho tất cả các thành viên của mình, cung cấp sữa kể từ tháng 3 cho đến tháng 12 với mức giá cố định hàng tháng, được công bố vào thứ Sáu trong tuần với sự kiện GDT thứ hai mỗi tháng. Các nhà sản xuất sữa sẽ có thời gian đến tận thứ Hai để quyết định có chấp nhận giá cố định hay không. Họ có thể cam kết lên tới 50% sản lượng và các thành viên có kế hoạch đưa ra mức giá cố định cho 5% nguồn cung sữa từ New Zealand. Giá sẽ được tham chiếu trở lại giá thị trường trong tương lai của New Zealand.
Tại Trung Quốc, tháng 10/2018 nhập khẩu sữa của quốc gia này tăng 12,4% nhờ giá thuận lợi. Sữa bột, sử dụng dươc phẩm Lactose và sữa đóng gói (sữa túi) đã tăng đáng kể, trong khi đó sữa bột công thức giảm. Nhìn chung, 10 tháng năm 2018 nhập khẩu sữa của Trung Quốc đã tăng 3,6% về lượng và 6,5% trị giá. EU-28 vẫn là nhà cung cấp chủ lực của Trung Quốc, tiếp theo là New Zealand. Xuất khẩu của Mỹ vẫn ổn định mặc dù căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có hồi kết cho thuế quan.

Những nước chủ lực xuất khẩu sữa sang thị trường Trung Quốc
(10 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ 2017)
ĐVT: Nghìn tấn

Nguồn: VITIC/globaldairytradeHương Nguyễn

Theo Vinanet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *